Hiện nay, có rất nhiều người mua bán nhà, đất qua vi bằng. Thế nhưng bạn đã hiểu rõ về khái niệm vi bằng. Vậy vi bằng là gì ? Cùng tìm hiểu rõ hơn về văn bản này để chủ động trong việc mua/bán nhà đất một cách hiệu quả và hợp lý nhất.
Ngoài thừa pháp, về mặt dân sự, thẩm phán hòa giải, các nhân viên công lực, chưởng kế, phụ tá công lý cũng có thể lập vi bằng.
Giá trị pháp lý của vi bằng được quy định tại Điều 28 Nghị định 61/2009/NĐ-CP. Theo đó, vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án; là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Vi bằng chỉ ghi nhận nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận và kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.
Vi bằng là gì?
Khái niệm vi bằng được định nghĩa là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự trừ các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng, đời tư, đạo đức xã hội và các trường hợp pháp luật cấm. Sau đó, Thừa phát phải gửi Sở Tư Pháp thì vi bằng mới hợp lệ.
Thủ tục mua bán nhà đất
Việc thực hiện thủ tục mua bán nhà đất cần có những văn bản với nội dung cụ thể điển hình như sau: Hồ sơ bên bán cần chuẩn bị- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất.
- Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bên bán (cả vợ và chồng)
- Sổ Hộ khẩu của bên bán (cả vợ và chồng)
- Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của bên bán
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu từ trước tới nay sống độc thân)
- Bản án ly hôn + Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu đã ly hôn)
- Giấy chứng tử của vợ hoặc chồng + Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu vợ hoặc chồng đã chết trước khi có tài sản)
- Giấy tờ chứng minh tài sản riêng do được tặng cho riêng, do được thừa kế riêng hoặc có thoả thuận hay bản án phân chia tài sản (Hợp đồng tặng cho, văn bản khai nhận thừa kế, thoả thuận phân chia, bản án phân chia tài sản)
- Hợp đồng uỷ quyền bán (Nếu có)
- Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bên mua (cả vợ và chồng nếu bên mua là hai vợ chồng)
- Sổ hộ khẩu của bên mua (cả vợ và chồng)
- Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của bên mua.
- Phiếu yêu cầu công chứng + tờ khai
- Hợp đồng uỷ quyền mua (Nếu có)